Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Trầm cảm trước ngày “đèn đỏ”

Vì sao thế? Hãy cùng Bác sĩ-Ths.Lan Hương, bệnh viện phụ sản Hà Nội tìm hiểu về vấn đề này.

Có vẻ chị em chưa quan tâm nhiều đến hội chứng tiền kinh nguyệt phải không thưa bác sĩ?

Đúng vậy, hầu như đến ngày có kinh rồi phụ nữ mới cảm nhận rõ nhất những triệu chứng khó chịu. Nhưng trên thực tế, trước đó khoảng 7 – 10 ngày, nhiều người đã thấy đau đầu, đau nửa đầu, nặng nề, mệt mỏi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau khớp, đau lưng, khó chịu ở bụng, đánh trống ngực, cương đau vú, tăng cân và mụn trứng cá… Bên cạnh đó là những thay đổi hành vi và cảm xúc như lo âu, buồn rầu, căng thẳng, cáu bẳn, kém tập trung, hay quên, thay đổi ham muốn tình dục, thay đổi khẩu vị… Khi hội chứng tiền kinh nguyệt nặng khác thường (trầm cảm tiền kinh nguyệt), họ sẽ thầy tuyệt vọng, thậm chí chán sống, hoảng loạn, không kiểm soát nổi bản thân…. Có từ 5 triệu chứng kể trên trở lên là có thể bị trầm cảm tiền kinh nguyệt.

Và những triệu chứng này đôi khi khiến chị em tưởng lầm đến một căn bệnh khác?

Đúng vậy. Các triệu chứng này có thể bắt nguồn từ bệnh tuyến giáp, trầm cảm, đau nửa đầu migrane, hội chứng mệt mỏi mạn tính. Vì vậy, để xác định đúng là bị trầm cảm trước kỳ kinh hay không, bên cạnh việc ghi nhật ký liên tiếp, bạn cũng nên làm các xét nghiệm để loại bỏ khả năng mắc các bệnh trên.

Trầm cảm trước ngày “đèn đỏ”, Sức khỏe, ngay den do, tram cam ngay den do, den do, kinh nguyet, ba bau, mang thai, suc khoe, bao phu nu,
Hầu như đến ngày có kinh rồi phụ nữ mới cảm nhận rõ nhất
những triệu chứng khó chịu. (Ảnh minh họa)

Vì sao phụ nữ lại rơi vào hội chứng tiền kinh nguyệt?

Nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng nó liên quan đến thay đổi mức hormone trước khi có kinh. Sự căng thẳng có liên quan đến sự mất cân bằng của progesteron và estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng bởi tiền sử gia đình hay bản thân có bệnh trầm cảm sau sinh, ít vận động, dinh dưỡng kém, rối loạn cảm xúc hoặc căng thẳng, uống nhiều cà phê, ăn nhiều đồ mặn, đồ ngọt…

Có thể điều trị hội chứng này bằng cách nào không bác sĩ?

Mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc học cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống giúp làm giảm căng thẳng và dễ bị kích động trước kỳ kinh. Kế đến, một chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp làm giảm triệu chứng. Chế độ ăn khuyến cáo bao gồm: giảm lượng muối, cà phê, đường, rượu bia, giảm một chút chất đạm và chất béo; ăn nhiều rau, quả, các loại hạt và tăng một chút carbo-hydrat phức hợp (cơm, mì); chia là nhiều bữa nhỏ trong ngày. Có thể bổ sung vitamin B và các loại, vitamin E, calci, kẽm…. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ trong ngày thời điểm này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Nếu các triệu chứng vẫn khiến bạn khổ sở, thì các loại thuốc chống viêm giảm đau thông thường có thể làm giảm đau đầu, đau lưng, đau cơ…Trong những trường hợp nặng, hãy đến gặp bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp.

0 nhận xét

Đăng nhận xét