Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Đừng coi thường bệnh viêm mủ màng phổi

Cách đây vài tuần chị Nguyễn Ngọc Hạnh, ngụ tại Q. Phú Nhuận, TP.HCM, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ho khan, sốt và ngực hơi đau. Nghĩ mình bị cảm nên chị ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống.

“Sau gần một tháng, tôi thấy bệnh không khỏi, tình trạng ho khan ngày càng nặng, có đờm, đau ngực và khó ngủ. Lúc này tôi mới đi khám. Sau khi xem xét kết quả chụp X- Quang, bác sỹ bảo tôi bị viêm mủ màng phổi. Sau khi uống kháng sinh và đi hút mủ, bệnh của tôi mới đỡ dần”, chị Hạnh cho biết.

Bác sĩ Nguyên Xuân Bích Huyên, chuyên khoa Hô Hấp, Trung tâm Tư vấn Sức khỏe Tâm Tâm An, giải thích: “Đây là tình trạng viêm, ứ mủ trong khoang màng phổi và cũng là bệnh thường xảy ra ở đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, proteus, vi khuẩn lao. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng dễ gây viêm màng mủ như viêm phổi, áp-xe phổi, giãn phế quản, dị vật phổi và nấm phổi. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi cao. Nếu điều trị muộn, bệnh có thể gây biến dạng lồng ngực, suy giảm chức năng hô hấp, thậm chí nhiễm trùng toàn thân dẫn đến tử vong”.

Trước các yếu tố nguy hiểm của bệnh, việc nhận biết bệnh sớm để điều trị là rất cần thiết.

Đừng coi thường bệnh viêm mủ màng phổi, Sức khỏe, benh viem mu mang phoi, viem mu mang phoi, suc khoe, bao phu nu,
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân viêm mủ màng phổi thường sốt, mệt mỏi chán ăn, đau đầu, mất ngủ giống như triệu chứng của cảm cúm. (Ảnh minh họa)

<>• Dấu hiệu của bệnh: Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sốt, mệt mỏi chán ăn, đau đầu, mất ngủ giống như triệu chứng của cảm cúm. Ở giai đoạn sau, bệnh nhân có dấu hiệu đau ngực, khó thở, ho có đờm, hoặc mủ có mùi hôi, cơ thể bệnh nhân suy kiệt. Lúc này, màng phổi dày lên, bên trong đầy mủ. Do đó, ngay khi thấy dấu hiệu như cảm cúm kèm đau ngực bạn nên đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng.

<>• Điều trị: Tùy vào tình hình bệnh, bác sỹ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Khi mủ loãng và ít, bác sĩ chỉ định chọc hút mủ. Trường hợp bệnh nhân có mủ nhiều và đặc, bác sĩ phải đặt ống dẫn lưu màng phổi để hút mủ ra ngoài. Nếu màng phổi có ổ cặn và dày, gây biến dạng lồng ngực, cột sống, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc nội soi cắt bỏ ổ viêm.

<>• Chế độ ăn uống: Người bị viêm mũ màng phổi thường ăn uống kém, ăn không ngon miệng. Do đó, người bệnh nên ăn nhiều bữa và uống khoảng 2 lít nước/ ngày để bù lại lượng nước đã mất qua hô hấp và giúp khạc đờm tốt hơn.

0 nhận xét

Đăng nhận xét