Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Những bất cập khi học sinh đi xe gắn máy đến trường

Đằng sau việc học sinh cấp 2, 3 điều khiển xe gắn máy tới trường không chỉ là việc vi phạm quy đinh của Luật Giao thông đường bộ mà còn ẩn chứa nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Nhiều tiêu cực khi học sinh đi xe gắn máy đến trường

Dạo qua nhiều cống trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố HCM, có thể thấy không ít những học sinh điều khiển những chiếc xe máy đắt tiền, với động cơ phân khối lớn( trên 50cm3) đến trường. Không chỉ vi phàm pháp luật khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện mà điều đáng nói là việc đi xe máy đến trường của nhiều học sinh còn kéo theo những vấn đề tiêu cực đáng lên án.

T. Hằng một học sinh của trường THPT Trưng Vương cho biết: “ Nhiều bạn ở trường mình đi xe máy tới trường nhưng chẳng mấy khi đội nón bảo hiểm. Đã thế nhiều bạn còn kẹp ba, kẹp bốn đi học. Đã thế đầu giờ hay tan học các bạn thường tập trung trước cổng trường khiến mọi người rất khó khăn khi đi qua đây.”



Nhiều học sinh đi xe máy nhưng không hề đội nón bảo hiểm theo quy định.

Chở ba...

Thậm chí là chở 4 nhưng không hề đội nón bảo hiểm.

Theo dõi những đoàn đua xe tụ tập hằng đêm trên đường Hoàng Hoa Thám, Xô Viết Nghệ Tĩnh,… có thể thấy rất nhiều gương mặt chỉ mới ở độ tuổi 16, 17 điều khiển xe máy tham gia những cuộc đua hàng đêm. Không ai dám chắc rằng trong số đó không có những học sinh vẫn đang cắp sách tới trường.

Không ai dám chắc trong những gương mặt trẻ măng của đoàn bão đêm không có những học sinh đang cắp sách đến trường.

Khi được hỏi về việc điều khiển xe khi chưa đủ tuổi nếu gặp CSGT thì sẽ bị phạt vi phạm và tạm giữ xe thì nhiều học sinh ở trường THPT H.B quận Thủ Đức trả lời: “ Chỉ cần mình khoác them áo bên ngoài đồng phục thì làm sao các chú CSGT biết được mình là học sinh. Mà nếu có bị tạm giữ xe thì bố mẹ cũng lên đóng phạt rồi lấy xe về thôi.”

Biết vi phạm vẫn cho con đi xe máy đến trường

Cô con gái lớn của chị Lan vừa bước vào lớp 10, trường học xa nhà nên chị không thể nào sắp xếp thời gian đưa các con đi học( chi Lan có 4 người con đều đang tuổi đi học). Vừa vào năm học mới chị đã phải tính chuyện mua xe gì cho con đi học. Khi chị hàng xóm góp ý mua xe đạp điện cho con, chị tâm sự: “ Em cũng tính thế nhưng khi em mới nói mua xe đạp điện con gái em đã giãy nảy lên không chịu rồi còn nói: “ Bạn bè con đứa nào cũng đi xe máy. Con mà đi xe đạp điện quê lắm. Thà mẹ đưa con đi học còn hơn.” Em còn đang phân vân chưa biết thế nào. Con em nó cũng chăm học nên em định mua xe động viên nó.”

Cũng như chị Lan, nhiều phụ huynh khác vì nhiều lý do không thể đưa đón con đi học, lại chiều con nên đành “động viên” con bằng cách mua xe máy cho con đi học.

Dù biết vi phạm nhưng không ít ông bố bà mẹ vẫn mua cho con những chiếc xe gắn máy đắt tiền để tới trường.

Câu chuyện của chị Mai lại hoàn toàn trái ngược. Con không chăm học nhưng chị vẫn phải mua xe máy xịn cho con để “ nó đỡ quậy”. Gửi con từ Gia Lai xuống Sài Gòn học để tách xa nhóm bạn lêu lổng nhưng vốn tính tình bướng bỉnh nên con gái chị cứ giận giỗi gì là bỏ nhà ra đi bụi cho “ bố mẹ sợ”. Chị rầu rĩ kể: “ Có lần nó gọi về nhà xin tôi mua xe máy cho nó đi học. Dù tôi nói thế nào nó cũng nhất định phải có xe tay ga đi học cho bằng bạn bằng bè. Khi tôi còn chưa đồng ý thì nó bỏ nhà đi mấy ngày không về làm chị gái nó phải chạy hết chỗ này chỗ kia đi tìm.” Cuối cùng chị đành phải mua một chiếc xe hơn năm chục triệu đồng cho yên chuyện vì không biết làm gì hơn. Thế nhưng mới hơn nửa năm học mà con gái chị đã cho xe vào tiệm cầm đồ vài lần để lấy tiền đi chơi. Còn chưa kể những lần chị phải đóng tiền phạt để nhận lại xe bị CSGT tạm giữ.

Câu chuyện của chị Lan, chị Mai chỉ là một trong nhiều trường hợp bố mẹ đành phải mua xe gắn máy cho con đi học dù biết rằng việc đó là vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ. Họ chỉ muốn con mình có thể học tốt hơn, chăm ngoan hơn nhưng họ không biết rằng con mình có thể đang sử dụng những chiếc xe máy đó vào những việc hoàn toàn không đúng mục đích.

0 nhận xét

Đăng nhận xét